“Mỏ vàng” dữ liệu cá nhân: Làm sao để thông tin người dân không còn bị rao bán công khai, phi pháp?

“Mỏ vàng” dữ liệu cá nhân: Làm sao để thông tin người dân không còn bị rao bán công khai, phi pháp?

Dữ liệu cá nhân, liên tục bị lợi dụng, trở thành “món hàng” để mua bán. Vì sao lại có tình trạng này? Và làm thế nào để mỗi chúng ta không bị lợi dụng trên không gian mạng

Dữ liệu trở thành loại tài nguyên giá trị trong kỷ nguyên số, thậm chí được ví von như nguồn dầu mỏ đặc biệt trong nền kinh tế số. Thế nhưng dữ liệu này, trong đó có dữ liệu cá nhân, liên tục bị lợi dụng, trở thành “món hàng” để mua bán! – Vậy ai là người sở hữu dữ liệu cá nhân? Ai sẽ là người có quyền bán hay mua những thông tin đó?

Báo cáo của Bộ Công an cho thấy, 2/3 dân số Việt Nam, trên 68 triệu người đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức, mức độ khác nhau – 1.300 GB dữ liệu cá nhân người Việt bị mua bán trên mạng.

Chỉ cần thử gõ tìm kiếm “danh sách khách hàng” bằng Google, chúng ta có thể thấy hơn 190 triệu kết quả với hàng loạt địa chỉ rao bán hiện ra ngay trước mắt người dùng, như: danhsachkhachhang, datakhachhang, danhsachmoi, fulldata…

Hầu hết các trang web này đều cung cấp 2 loại dữ liệu khách hàng: miễn phí và có phí. Dữ liệu thu phí được bán theo dạng một danh sách cụ thể được bổ sung và cập nhật liên tục. Giá bán từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng tùy theo chất lượng và độ chi tiết của gói dữ liệu.

Từ đầu năm đến nay, cơ quan công an đã ghi nhận hàng trăm vụ việc liên quan đến mua bán dữ liệu cá nhân trên không gian mạng. Trong đó, một số vụ án công an xác định là có sự tiếp tay của những cá nhân đang làm nhiệm vụ thu thập và quản lý thông tin.

Theo các chuyên gia, tình trạng lộ, lọt, hoạt động đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng trong thời gian qua là do nguyên nhân việc ý thức bảo vệ dữ liệu thông tin của người dân chưa cao. Việc sử dụng sim rác còn nhiều. Bộ hành lang pháp lý chưa phù hợp với thực tiễn, dữ liệu cá nhân vẫn chưa được xem là tài sản, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.

Thiếu Tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho hay: “Bộ Công an đã giao các đơn vị chức năng tổ chức đấu tranh, làm rõ các tổ chức đường dây mua bán, chiếm đoạt dữ liệu thông tin cá nhân tại Việt Nam, tập trung đấu tranh vô hiệu hóa các trang web cung cấp dịch vụ, xác định số điện thoại đăng ký tài khoản mạng xã hội liên quan đến việc mua bán trái phép dữ liệu cá nhân trên không gian mạng”.

Mới đây, Bộ công an đã đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trước những thách thức sử dụng dịch vụ mới như thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, kinh doanh tiền ảo, kinh doanh đa cấp qua mạng… Trước tiên, chính bản thân mỗi chúng ta phải bảo vệ thông tin đó. Có lẽ một thói quen của chúng ta không tốt là dễ dàng đăng thông tin cá nhân của mình ở bất cứ chỗ nào trên các trang mạng xã hội.. Điều này tạo nên rủi ro rất lớn. Người dân cần có ý thức coi thông tin cá nhân của mình là một loại tài sản để bảo vệ. Đây là một trong những giải pháp cốt lõi cho vấn đề lộ lọt thông tin cá nhân.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0792 108 666