Hiện nay, tình trạng các hộ gia đình xây nhà vượt quá diện tích sổ đỏ xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người không biết điều này đã vi phạm nguyên tắc sử dụng đất đai và có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Xây nhà vượt quá diện tích sổ đỏ có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật. |
Xây nhà vượt quá diện tích sổ đỏ là vi phạm?
Xây nhà vượt quá diện tích sổ đỏ còn được hiểu là xây nhà vượt quá diện tích đất thổ cư ghi nhận trong sổ đỏ, đây là hành vi vi phạm nguyên tắc sử dụng đất đai được ghi nhận tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 và vi phạm nghĩa vụ chung của người sử dụng đất tại khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013.
Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013 cũng nêu rõ một trong những hành vi bị nghiêm cấm là không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Vì vậy, việc xây nhà vượt quá diện tích sổ đỏ có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Làm thế nào để hợp pháp hóa phần diện tích xây vượt quá?
Trường hợp xây nhà vượt quá phần diện tích đất ở ghi trong sổ đỏ, để không vi phạm pháp luật, người có quyền sử dụng đất cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phần diện tích vượt quá sang đất phi nông nghiệp.
Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Quyết định 2555/QĐ-BTNMT, thủ tục chuyển mục đích sửu dụng đất được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:
Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân gồm các giấy tờ sau:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng theo Mẫu số 01.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Bước 2. Nộp hồ sơ:
Nơi nộp hồ sơ:
Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.
Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tiếp nhận hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Xử lý, giải quyết yêu cầu:
Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.
Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng.
Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 4. Trả kết quả.
Theo Khánh An
- Hệ lụy từ mua đất đồng sở hữu
- Thu hồi đất trồng lúa thì có được bồi thường cùng loại đất để tiếp tục canh tác ?
- Nhà đầu tư miền Bắc kỳ vọng vào tiềm năng khai thác du lịch của Phan Thiết
- Điều kiện để đất trong khu vực quy hoạch được phép giao dịch
- TOP 7 LOẠI ĐẤT KHÔNG THỂ TÁCH THỬA: NẮM RÕ ĐỂ TRÁNH MẤT TIỀN OAN !